Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho mọi lứa tuổi.
Nữ cao 1m40 nặng bao nhiêu là vừa chuẩn? Nữ cao 1m50 nặng bao nhiêu là vừa xinh ? Nữ cao 1m56 nặng bao nhiêu cân là vừa? Nữ cao 1m57 nặng bao nhiêu kg? Nữ cao 1m58 nặng bao nhiêu là đẹp? Nữ cao 1m59 cân nặng bao nhiêu là vừa? Nữ cao 1m61 nặng bao nhiêu? Nữ cao 1m62 nặng bao nhiêu là chuẩn? Nữ cao 1m63 nặng bao nhiêu là vừa? Nữ cao 1m64 nặng bao nhiêu là vừa? Đây là những câu hỏi mà các bạn thanh thiếu niên mới lớn hiện nay hỏi rất nhiều.
Thông qua các nghiên cứu và khảo sát khác nhau, các nhà khoa học đã tính ra được chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em ở mỗi độ tuổi. Hiểu được các chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn này sẽ giúp cha mẹ biết liệu con cái họ có đáp ứng các tiêu chuẩn tăng trưởng và có sự can thiệp ngay lập tức hay không.
Cân nặng và chiều cao có mối quan hệ chặt chẽ với cơ thể và sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Do đó, việc chiều cao và cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không luôn là câu hỏi chung của nhiều bậc cha mẹ. Theo các chuyên gia, thường xuyên theo dõi các chỉ số chiều cao và cân nặng là cách tốt nhất để giảm các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và tìm hiểu xem trẻ em có bị suy dinh dưỡng, thiếu cân, thừa cân, thấp còi hay không.
Để theo dõi sự phát triển của trẻ đúng cách, cha mẹ cần đo chiều cao và theo dõi cân nặng thường xuyên. Sau đó, cha mẹ có thể so sánh các chỉ số chiều cao và cân nặng của con mình với các chỉ số trong “Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn cho mọi lứa tuổi” sau đây của chúng tôi nhé.
Mục lục bài viết
Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng của trẻ
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em là căn cứ quan trọng để bố mẹ theo dõi sức khỏe và mức độ phát triển của con mình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ lúc sinh ra cho đến 3 tuổi, bé cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ. Việc theo dõi này sẽ giúp Ba Mẹ biết được bé có nằm trong phạm vi cân nặng và chiều cao khỏe mạnh hay không, từ đó Ba Mẹ sẽ có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho con.
“Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em từ 0-3 tuổi theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)” dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 3 tuổi ở cả bé trai và bé gái.






Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho thai nhi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Thai nhi từ 8-20 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 gr |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 gr |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 gr |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 gr |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 gr |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 gr |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 gr |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 gr |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 gr |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 gr |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 gr |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 gr |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 gr |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi từ 8-20 tuần tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Thai nhi từ 21-32 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 gr |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 gr |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 gr |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 gr |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 gr |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 gr |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 gr |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 gr |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 gr |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 gr |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 gr |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 gr |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi từ 21-32 tuần tuổi
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 gr |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 gr |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 gr |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 gr |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 gr |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 gr |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 gr |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 gr |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi
Làm thế nào để thai nhi có Bảng chiều cao cân nặng chuẩn?
Ba tháng đầu
Đây là giai đoạn các cơ quan của thai nhi đang được hình thành, chưa có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng. Ở giai đoạn này, các mẹ duy trì ăn uống đa dạng món ăn bao gồm 6 nhóm dưỡng chất tinh bột, béo, đạm, rau, trái cây tươi, sữa và sản phẩm từ sữa
Ba tháng giữa
Ở giai đoạn này, trọng lượng và chiều cao của thai nhi đang bắt đầu phát triển khá nhanh, vậy nên giai đoạn các mẹ cần chú ý ăn nhiều hơn và đảm bảo đẩy đủ dưỡng chất hơn, tăng cường các loại thức ăn từ động vật như thịt cá, tôm tép và duy trì uống sữa từ 1 đến 2 ly mỗi ngày
Ba tháng cuối
Giai đoạn này các mẹ nên chú ý ăn nhiều, có thể tăng thêm một chén cơm nữa và đầy đủ thức ăn. Thức ăn cần đa dạng dưỡng chất bao gồm thịt, cá, trứng sữa, rau xanh, trái cây và uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ nhé
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho trẻ
Trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
Mới sinh | 3.2 kg | 49.1 cm | 2.4 kg | 45.4 cm | 4.2 kg |
1 tháng | 4.2 kg | 53.7 cm | 3.2 kg | 49.8 cm | 5.5 kg |
2 tháng | 5.1 kg | 57.1 cm | 3.9 kg | 53.0 cm | 6.6 kg |
3 tháng | 5.8 kg | 59.8 cm | 4.5 kg | 55.6 cm | 7.5 kg |
4 tháng | 6.4 kg | 62.1 cm | 5.0 kg | 57.8 cm | 8.2 kg |
5 tháng | 6.9 kg | 64.0 cm | 5.4 kg | 59.6 cm | 8.8 kg |
6 tháng | 7.3 kg | 65.7 cm | 5.7 kg | 61.2 cm | 9.3 kg |
7 tháng | 7.6 kg | 67.3 cm | 6.0 kg | 62.7 cm | 9.8 kg |
8 tháng | 7.9 kg | 68.7 cm | 6.3 kg | 64.0 cm | 10.2 kg |
9 tháng | 8.2 kg | 70.1 cm | 6.5 kg | 65.3 cm | 10.5 kg |
10 tháng | 8.5 kg | 71.5 cm | 6.7 kg | 66.5 cm | 10.9 kg |
11 tháng | 8.7 kg | 72.8 cm | 6.9 kg | 67.7 cm | 11.2 kg |
12 tháng | 8.9 kg | 74.0 cm | 7.0 kg | 68.9 cm | 11.5 kg |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0-12 tháng tuổi
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
Mới sinh | 3.3 kg | 49.9 cm | 2.5 kg | 46.1 cm | 4.4 kg |
1 tháng | 4.5 kg | 54.7 cm | 3.4 kg | 50.8 cm | 5.8 kg |
2 tháng | 5.6 kg | 58.4 cm | 4.3 kg | 54.4 cm | 7.1 kg |
3 tháng | 6.4 kg | 61.4 cm | 5.0 kg | 57.3 cm | 8.0 kg |
4 tháng | 7.0 kg | 63.9 cm | 5.6 kg | 59.7 cm | 8.7 kg |
5 tháng | 7.5 kg | 65.9 cm | 6.0 kg | 61.7 cm | 9.3 kg |
6 tháng | 7.9 kg | 67.6 cm | 6.4 kg | 63.3 cm | 9.8 kg |
7 tháng | 8.3 kg | 69.2 cm | 6.7 kg | 64.8 cm | 10.3 kg |
8 tháng | 8.6 kg | 70.6 cm | 6.9 kg | 66.2 cm | 10.7 kg |
9 tháng | 8.9 kg | 72.0 cm | 7.1 kg | 67.5 cm | 11.0 kg |
10 tháng | 9.2 kg | 73.3 cm | 7.4 kg | 68.7 cm | 11.4 kg |
11 tháng | 9.4 kg | 74.5 cm | 7.6 kg | 69.9 cm | 11.7 kg |
12 tháng | 9.6 kg | 75.7 cm | 7.7 kg | 71.0 cm | 12.0 kg |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0-12 tháng tuổi
Trong những năm đầu đời, việc theo dõi Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ rất quan trọng. Đây là một trong những dấu hiệu giúp bố mẹ biết được bé yêu nhà mình có phát triển tốt hay không. Từ đó, bố mẹ sẽ có cách điều chỉnh để giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Từ lúc mới sinh ra, cơ thể bé sẽ phát triển không ngừng cho đến khi hết tuổi dậy thì. Vì vậy, trong giai đoạn từ 0 đến 18 tuổi, chiều cao cân nặng chuẩn là một trong những tiêu chí quan trọng để theo dõi sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, sự phát triển giữa bé trai và bé gái cũng sẽ có những sự khác nhau nhất định.
Hiện nay, bảng đo tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do WHO công bố là một trong những thông tin đáng tin cậy nhất dành cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Đặc biệt nhất là, trong khoảng thời gian vào 10 năm đầu đời, chiều cao và cân nặng của trẻ cần được quan sát và theo dõi một cách sát sao nhất.

Trong đó:
- TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)
Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, bố mẹ còn có thể dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi nhất định, bố mẹ cần có những lưu ý riêng khi theo dõi cân nặng cho bé.
1. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Đối với bé từ 0-5 tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh cũng như phát triển mạnh mẽ nhất. Có 3 chỉ số chính mà bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này là:
- Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD tức là trẻ chỉ đạt khoảng 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. Điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình => Trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Đối với trẻ từ 5-15 tuổi
Từ 5 đến 15 tuổi là thời điểm vàng để các bé phát triển, đặc biệt là về chiều cao. Lúc này, ngoài bảng đo cân nặng tiêu chuẩn, đối với trẻ sau 10 tuổi, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến chỉ số BMI. Công thức tính chỉ số BMI khá đơn giản vì chỉ cần dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần lấy chiều cao của trẻ chia cho bình phương của cân nặng là ra.
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
3 tuổi | 14.3 kg | 96.1 cm | 11.3 kg | 88.7 cm | 18.3 kg |
3.5 tuổi | 15.3 kg | 99.9 cm | 12.0 kg | 91.9 cm | 19.7 kg |
4 tuổi | 16.3 kg | 103.3 cm | 12.7 kg | 94.9 cm | 21.2 kg |
4.5 tuổi | 17.3 kg | 106.7 cm | 13.4 kg | 97.8 cm | 22.7 kg |
5 tuổi | 18.3 kg | 110.0 cm | 14.1 kg | 100.7 cm | 24.2 kg |
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi đóng vai trò rất quan trọng. Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, trong độ tuổi từ 10-18 của trẻ, cha mẹ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của con một cách đầy đủ, thường xuyên. Dưới đây là bảng chỉ số chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới WTO:
Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ trên 10 tuổi nhằm 2 mục đích chính dưới đây:
- Nắm bắt được tình trạng phát triển để điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, rèn luyện sức khỏe của trẻ.
- Phát hiện sớm những bất thường trong sự phát triển của trẻ, từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi chế độ chăm sóc trẻ sao cho phù hợp.
Theo Bảng chiều cao cân nặng chuẩn trẻ trên 10 tuổi trên đây có thể thấy rằng, giai đoạn từ 13-18 là độ tuổi phát triển nhanh về thể chất của trẻ, điều đó thể hiện trong các chỉ số cân nặng và chiều cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của hai giới nam – nữ cũng có sự khác biệt.
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Các bé gái có sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng khá chậm. Trung bình mỗi năm cân nặng sẽ tăng đều từ 4-5kg trong giai đoạn 10-15 tuổi; giai đoạn 15-18 tăng chậm hơn, mỗi năm tăng khoảng 1kg . Trong khi đó, chiều cao sẽ có xu hướng tăng nhanh ở các năm từ 10-14 tuổi, mỗi năm tăng khoảng 4-5cm; từ 14-18 tuổi thì chỉ số chiều cao tăng chậm, chỉ tăng khoảng 1-2cm mỗi năm. Đến 17-18 tuổi chiều cao sẽ chững lại, đa số các bé gái không thể cao thêm nữa.
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn Các bé trai có sự phát triển cân nặng và chiều cao nhanh hơn so với bé gái. Cân nặng tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng khoảng 4-6kg. Chỉ số chiều cao cũng tăng đều, từ năm 10-14 tuổi, mỗi năm tăng từ 5-7cm; giai đoạn 14-18 tuổi sẽ tăng chậm hơn, mỗi năm chỉ tăng khoảng 2-3cm.
- Nhìn chung, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ từ 1-18 tuổi qua mỗi năm không giống nhau, mỗi trẻ sẽ có những năm tăng trưởng và tích lũy khác nhau. Do đó, nếu cha mẹ muốn nắm được toàn diện sự phát triển của trẻ thì cần theo dõi chi tiết, ghi lại và đối chiếu giữa các năm.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ 15 tháng – 5 tuổi
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
15 tháng | 9.6 kg | 77.5 cm | 7.6 kg | 72.0 cm | 12.4 kg |
18 tháng | 10.2 kg | 80.7 cm | 8.1 kg | 74.9 cm | 13.2 kg |
21 tháng | 10.9 kg | 83.7 cm | 8.6 kg | 77.5 cm | 14.0 kg |
2 tuổi | 11.5 kg | 86.4 cm | 9.0 kg | 80.0 cm | 14.8 kg |
2.5 tuổi | 12.7 kg | 90.7 cm | 10.0 kg | 83.6 cm | 16.5 kg |
3 tuổi | 13.9 kg | 95.1 cm | 10.8 kg | 87.4 cm | 18.1 kg |
3.5 tuổi | 15.0 kg | 99.0 cm | 11.6 kg | 90.9 cm | 19.8 kg |
4 tuổi | 16.1 kg | 102.7 cm | 12.3 kg | 94.1 cm | 21.5 kg |
4.5 tuổi | 17.2 kg | 106.2 cm | 13.0 kg | 97.1 cm | 23.2 kg |
5 tuổi | 18.2 kg | 109.4 cm | 13.7 kg | 99.9 cm | 24.9 kg |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 15 tháng – 3 tuổi
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
5 tuổi | 18.3 kg | 110.0 cm | 14.1 kg | 100.7 cm | 24.2 kg |
5.5 tuổi | 19.4 kg | 112.9 cm | 15.0 kg | 103.4 cm | 25.5 kg |
6 tuổi | 20.5 kg | 116.0 cm | 15.9 kg | 106.1 cm | 27.1 kg |
6.5 tuổi | 21.7 kg | 118.9 cm | 16.8 kg | 108.7 cm | 28.8 kg |
7 tuổi | 22.9 kg | 121.7 cm | 17.7 kg | 111.2 cm | 30.7 kg |
7.5 tuổi | 24.1 kg | 124.5 cm | 18.6 kg | 113.6 cm | 32.6 kg |
8 tuổi | 25.4 kg | 127.3 cm | 19.5 kg | 116.0 cm | 34.7 kg |
8.5 tuổi | 26.7 kg | 129.9 cm | 20.4 kg | 118.3 cm | 37.0 kg |
9 tuổi | 28.1 kg | 132.6 cm | 21.3 kg | 120.5 cm | 39.4 kg |
9.5 tuổi | 29.6 kg | 135.5 cm | 22.2 kg | 122.8 cm | 42.1 kg |
10 tuổi | 31.2 kg | 137.8 cm | 23.2 kg | 125.0 cm | 45.0 kg |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái
Tuổi | Phát triển bình thường | Suy dinh dưỡng | Thừa cân | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | ||
5.5 tuổi | 19.1 kg | 112.2 cm | 14.6 kg | 102.3 cm | 26.2 kg |
6 tuổi | 20.2 kg | 115.1 cm | 15.3 kg | 104.9 cm | 27.8 kg |
6.5 tuổi | 21.2 kg | 118.0 cm | 16.0 kg | 107.4 cm | 29.6 kg |
7 tuổi | 22.4 kg | 120.8 cm | 16.8 kg | 109.9 cm | 31.4 kg |
7.5 tuổi | 23.6 kg | 123.7 cm | 17.6 kg | 112.4 cm | 33.5 kg |
8 tuổi | 25.0 kg | 126.6 cm | 18.6 kg | 115.0 cm | 35.8 kg |
8.5 tuổi | 26.6 kg | 129.5 cm | 19.6 kg | 117.6 cm | 38.3 kg |
9 tuổi | 28.2 kg | 132.6 cm | 20.8 kg | 120.3 cm | 41.0 kg |
9.5 tuổi | 30.0 kg | 135.5 cm | 22.0 kg | 123.0 cm | 43.8 kg |
10 tuổi | 31.9 kg | 138.6 cm | 23.3 kg | 125.8 cm | 46.9 kg |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai

Dựa vào chỉ số này, phụ huynh có thể biết con mình có bị suy dinh dưỡng hay đang nằm trong diện béo phì cần phải có biện pháp để giảm cân hay không. Từ đó xác định được phương pháp tối ưu để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao cho bé.

1.3 Đối với trẻ từ 15-18 tuổi
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì và cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành, chiều cao cân nặng cũng thường được dựa vào chỉ số BMI để xác định thể trạng. Bố mẹ có thể sử dụng công thức sau
Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)
- Nếu chỉ số BMI tính ra kết quả < –2SD: Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cần được bồi bổ thêm.
- Nếu chỉ số chiều cao theo tuổi tính ra kết quả < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn mức phát triển bình thường): trẻ đang bị suy dinh dưỡng.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Nữ châu á 2021
Các số đo của phụ nữ sẽ phụ thuộc vào chiều cao, và bạn sẽ có một cơ thể lý tưởng phù hợp với chiều cao vốn có của mình.
- Vòng 1 = 1/2 chiều cao + 2cm
Vòng ngực tiêu chuẩn bằng ½ chiều cao toàn thân + 2cm. Sẽ có một số sai số nhưng càng gần với tiêu chuẩn này thì càng được coi là đẹp.
- Vòng 2 = 1/2 chiều cao – 22cm
Vòng eo được coi là lý tưởng khi nhỏ hơn vòng ngực khoảng 20 cm và bé hơn vòng mông 24 cm. Tỷ lệ vàng của vòng 2/ vòng 3 ~ 0.618.
- Vòng 3 = Vòng 2 / 0,618 (cm)
Vòng mông tiêu chuẩn thường lớn hơn vòng ngực 4cm, nghĩa là lớn hơn vòng eo khoảng 24cm. Tuy nhiên, vòng mông đẹp cần phải có thêm các yếu tố nở nang, tròn đầy, cân đối săn chắc, không chảy xệ và hợp lý với cơ thể.
Xem chi tiết tại đây: Cách tính số đo 3 vòng chuẩn của nữ theo chiều cao và cân nặng
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của nữ châu Á 2020:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) đo lường cân nặng phù hợp với chiều cao
Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một công cụ phổ biến để quyết định xem một người có trọng lượng cơ thể phù hợp hay không.
Theo nghiên cứu của thế giới thì :
- Chỉ số BMI dưới 18,5 có nghĩa là một người bị thiếu cân.
- Chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 là lý tưởng.
- Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9 là thừa cân.
- Chỉ số BMI trên 30 cho thấy béo phì.
Vấn đề với BMI là gì?
BMI là một phép đo rất đơn giản. Tuy nhiên, nó không tính đến các yếu tố như:
- Số đo vòng eo hoặc hông
- Tỷ lệ hoặc phân phối chất béo
- Tỷ lệ khối lượng cơ bắp
Những điều này cũng có thể có tác động đến sức khỏe.
Ví dụ các vận động viên thể thao thành tích cao, có xu hướng rất khỏe mạnh và có ít mỡ trong cơ thể. Họ có thể có chỉ số BMI cao vì họ có khối lượng cơ bắp nhiều hơn, nhưng điều này không có nghĩa là họ thừa cân.
BMI cũng có thể đưa ra một ý tưởng sơ bộ về việc cân nặng của một người có khỏe mạnh hay không, và nó rất hữu ích để đo lường xu hướng trong nghiên cứu dân số.
Tuy nhiên, nó không phải là thước đo duy nhất để một cá nhân đánh giá xem cân nặng của họ có lý tưởng hay không.
Cách đo tỷ lệ eo – hông (WHR)
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nhiều mỡ trong cơ thể ở giữa có nhiều khả năng mắc bệnh tim mạch (CVD) và bệnh tiểu đường. Số đo vòng eo càng cao so với hông, nguy cơ càng lớn.
Vì lý do này, tỷ lệ giữa eo và hông (WHR) là một công cụ hữu ích để tính toán liệu một người có cân nặng và kích thước khỏe mạnh hay không.
Đo tỷ lệ vòng eo / hông của bạn:
1. Đo quanh eo ở phần hẹp nhất, thường ở ngay trên rốn.
2. Chia số đo này cho phép đo quanh hông của bạn ở phần rộng nhất.
Nếu vòng eo của một người là 28 inch và hông của họ là 36 inch, họ sẽ chia 28 cho 36 = 0,77.
WHR có ý nghĩa gì?
WHR ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD), nhưng nó khác nhau đối với nam giới và nữ giới, bởi vì họ có xu hướng có hình dạng cơ thể khác nhau.
Bằng chứng cho thấy WHR có thể ảnh hưởng đến nguy cơ CVD như sau:
Ở nam:
- Dưới 0,9: Nguy cơ của các vấn đề sức khỏe tim mạch là thấp.
- Từ 0,9 đến 0,99: Rủi ro ở mức trung bình.
- Ở mức 1.0 trở lên: Nguy cơ cao.
Ở nữ:
- Dưới 0,8: Rủi ro thấp.
- Từ 0,8 đến 0,89: Rủi ro ở mức trung bình.
- Ở mức 0,9 trở lên: Nguy cơ cao.
Tuy nhiên, những số liệu này có thể khác nhau , tùy thuộc vào nguồn và dân số mà họ áp dụng.
WHR có thể là một yếu tố dự báo tốt hơn về các cơn đau tim và các rủi ro sức khỏe khác so với BMI không xem xét tỷ lệ phân phối chất béo.
Tuy nhiên, WHR không đo chính xác tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể của một người, hoặc tỷ lệ cơ bắp / mỡ của họ.
Tỷ lệ vòng eo / chiều cao (WtHR)
Tỷ lệ vòng eo / chiều cao (WtHR) là một công cụ khác có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim , tiểu đường và tỷ lệ tử vong hiệu quả hơn BMI.
Một người có số đo vòng eo nhỏ hơn một nửa chiều cao có nguy cơ bị một số biến chứng sức khỏe đe dọa tính mạng thấp hơn.
Để tính WtHR, ta chia kích thước vòng eo cho chiều cao. Nếu kết quả là 0,5 hoặc ít hơn, thì họ đang có cân nặng lý tưởng:
- Một người phụ nữ cao 5 feet và 4 inch (163 cm), nên có số đo vòng eo dưới 32 inch (81 cm).
- Một người đàn ông cao 6 feet hoặc 183 cm (cm), nên có số đo vòng eo dưới 36 inch hoặc 91 cm.
Các phép đo này sẽ cho WtHR chỉ dưới 0,5.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014 trên Plos One , các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng WtHR là một yếu tố tiên lượng tử vong tốt hơn BMI. Điều này cho thấy WHtR có thể là một công cụ sàng lọc hữu ích.
Các phép đo có kích thước vòng eo có thể là chỉ số tốt về rủi ro sức khỏe của một người vì chất béo tích tụ ở giữa có thể gây hại cho tim, thận và gan.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (CDC) lưu ý rằng một người đàn ông với một kích thước vòng eo là 40 inch trở lên, hoặc một phụ nữ có kích thước vòng eo là 35 inch trở lên có nguy cơ cao hơn những người khác:
- Tiểu đường tuýp 2
- Huyết áp cao
- Bệnh động mạch vành
Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể
Tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể là trọng lượng của một người chia cho tổng trọng lượng của họ. Tổng lượng chất béo cơ thể bao gồm chất béo thiết yếu và lưu trữ.
Chất béo thiết yếu : Một người cần chất béo thiết yếu để tồn tại. Nó đóng một vai trò trong một loạt các chức năng cơ thể. Đối với nam giới, sẽ tốt cho sức khỏe khi có từ 2 đến 4% thành phần cơ thể là chất béo thiết yếu. Đối với phụ nữ, con số này là 10 đến 13%, theo Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ (ACE).
Chất béo lưu trữ : Mô mỡ bảo vệ các cơ quan nội tạng ở ngực và bụng, và cơ thể có thể sử dụng nó nếu cần thiết cho năng lượng.
Ngoài các hướng dẫn gần đúng cho nam và nữ, tổng tỷ lệ phần trăm mỡ lý tưởng có thể phụ thuộc vào loại cơ thể hoặc mức độ hoạt động của một người.
Tỷ lệ mỡ cơ thể cao có thể cho thấy nguy cơ cao hơn của các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao.
Tính tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể có thể là một cách tốt để đo mức độ thể lực của một người vì nó phản ánh thành phần cơ thể của người đó. Ngược lại, BMI không phân biệt giữa chất béo và khối lượng cơ bắp.
Các cách phổ biến nhất để đo tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể là sử dụng phép đo da, sử dụng thước cặp đặc biệt để véo da.
Chuyên gia y tế sẽ đo mô ở đùi, bụng, ngực (đối với nam) hoặc cánh tay trên (đối với nữ). Các kỹ thuật cung cấp đọc chính xác trong khoảng 3,5%, theo ACE.
Không có phương pháp nào có thể đưa ra kết quả chính xác 100%, nhưng các ước tính gần đủ để đưa ra các đánh giá hợp lý.
Có thể bạn quan tâm: Nữ cao 1m60 nặng bao nhiêu là vừa xinh – cách điều chỉnh cân nặng theo chiều cao
Bảng chiều cao cân nặng lý tưởng chuẩn của nam và nữ trưởng thành
Dưới đây là bảng chuẩn dành riêng cho nam & nữ nên sẽ có chuẩn khác nhau. Muốn biết với chiều cao hiện tại của mình là bao nhiêu bạn chỉ cần đối chiếu qua xem cân nặng như vậy đã hợp lý hay chưa.
Ví dụ như:
- con trai cao 1m67 nặng bao nhiêu là vừa?
- nam cao 1m62 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- nữ cao 1m62 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- nữ cao 1m65 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- nam cao 1m70 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- cao 1m75 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- nữ cao 1m70 nặng bao nhiêu kg la vừa?
- Cao 1m77 cân nặng bao nhiêu là vừa?
- phụ nữ cao 1m55 cân nặng khoảng bao nhiêu là chuẩn?
Đây là các thông tin chính xác nhất:
- Nữ cao 1m40 cân nặng chuẩn là 30 đến 37kg
- Nữ cao 1m42 cân nặng chuẩn là 32 đến 40kg
- Nữ cao 1m44 cân nặng chuẩn là 35 đến 42kg
- Nữ cao 1m47 cân nặng chuẩn là 36 đến 45kg
- Nữ cao 1m50 cân nặng chuẩn là 39 đến 47kg
- Nữ cao 1m52 cân nặng chuẩn là 40 đến 50kg
- Nữ cao 1m55 cân nặng chuẩn là 43 đến 52kg
- Nữ cao 1m57 cân nặng chuẩn là 45 đến 55kg
- Nữ cao 1m60 cân nặng chuẩn là 47 đến 57kg
- Nữ cao 1m61 cân nặng chuẩn là 48 đến 58kg
- Nữ cao 1m62 cân nặng chuẩn là 49 đến 60kg
- Nữ cao 1m63 1m64 cân nặng chuẩn là 50 đến 61kg
- Nữ cao 1m65 cân nặng chuẩn là 51 đến 62kg
- Nữ cao 1m66 1m67 cân nặng chuẩn là 52 đến 64kg
- Nữ cao 1m68 cân nặng chuẩn là 53 đến 65kg
- Nữ cao 1m69 cân nặng chuẩn là 54 đến 66kg
- Nữ cao 1m70 cân nặng chuẩn là 55 đến 67kg
- Nữ cao 1m73 cân nặng chuẩn là 57 đến 70kg
- Nữ cao 1m75 cân nặng chuẩn là 59 đến 72kg
- Nữ cao 1m78 cân nặng chuẩn là 61 đến 75kg
- Nữ cao 1m80 cân nặng chuẩn là 63 đến 77kg
- Nữ cao 1m83 cân nặng chuẩn là 65 đến 80kg
Những phương pháp tăng chiều cao sau này càng ngày càng tiến bộ nên ngoài cách tăng cường thực phẩm bổ sung canxi, tập thể dục để tăng chiều cao, tăng cân các bạn có thể tham khảo thêm một số cách tăng chiều cao cân nặng của mình an toàn.
Cao 1m57 nặng bao nhiêu là vừa
Nhiều bạn thanh niên mới lớn gần đây rất hay hỏi câu hỏi này: cao 1m57 nặng bao nhiêu là vừa, hay m57 nặng bao nhiêu kg?
Cao 1m57 thì cân nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Nếu bạn đang sở hữu chiều cao 1m57 nhưng vẫn còn đang phân vân chưa biết cân nặng của bản thân đã đạt chuẩn hay chưa thì các bạn có thể theo dõi thêm bài viết sau đây của Style Your Life để hiểu rõ hơn về chiều cao 1m57 nặng bao nhiêu kg là vừa nhé.
Đối với cả nam và nữ sở hữu chiều cao 1m57 thì cân nặng phù hợp nằm trong khoảng từ 45-47 kg là đạt chuẩn. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý rằng chiều cao 1m57 chưa phải là chiều cao chuẩn đâu nhé, nếu bạn chỉ cao 1m57 thì bạn hãy chú ý cải thiện chiều cao của bản thân ngay nhé
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m57, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 48-59 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m57, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 45-55 kg.
Cao 1m62 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m62, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 53-65 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m62, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 49-60 kg.
Cao 1m65 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m65, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 56-68 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m65, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 51-62 kg.
Đối với nữ giới cao 1m65 thì cân nặng từ 51-62kg còn đối với nam giới cao 1m65 thì cân nặng từ 56-68kg là đạt chuẩn.
Để biết chiều cao 1m65 nặng bao nhiêu kg là vừa, bạn có thể tự tính theo công thức chỉ số khối của cơ thể BMI (Body mass index). Theo đó, chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng đem chia cho bình phương chiều cao (cân nặng được tính bằng Kg, và chiều cao được tính bằng m).

Nữ cao 1m65 nặng bao nhiêu là vừa đã đạt chuẩn hay chưa?
Theo điều tra gần đây nhất của Disabled-world (ngày 30/09/2018), chiều cao trung bình của nam giới trên toàn thế giới là 1m77, nữ giới là 1m63,3. Do đó, nếu bạn là nữ, chiều cao 1m65 được đánh giá là khá ổn, cao hơn mức trung bình của Thế Giới. Tuy nhiên, nam giới cao 1m65 vẫn chưa thực sự nổi bật.
Ngày nay, chiều cao là tiêu chí quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định cơ hội nghề nghiệp, tình cảm. Rất nhiều ngành nghề như: Công an, vệ sĩ, người mẫu, diễn viên, phi công, tiếp viên hàng không… đều đặt ra tiêu chí chiều cao bên cạnh các yêu cầu về trình độ, bằng cấp. Chỉ khi đạt tiêu chuẩn chiều cao thì mới xét đến học thức. Do đó, một chiều cao tốt sẽ là lợi thế vô cùng lớn nếu các bạn mong muốn theo đuổi những công việc này.
Trong một nghiên cứu cho thấy, chiều cao tỉ lệ thuận với mức thu nhập và sự thăng tiến trong công việc. Dù là nam hay nữ, nếu vẫn đang nằm trong độ tuổi chiều cao còn có thể phát triển, các bạn nên áp dụng các phương pháp thúc đẩy chiều cao tăng nhanh để đạt được chiều cao nổi bật hơn khi trưởng thành, tăng mức thu nhập và gặt hái được nhiều thành tựu trong tương lai.
Cao 1m68 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m68, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 58-70 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m68, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 53-65 kg.
Cao 1m70 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m70, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 60-74 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m70, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 55-67 kg.
Cao 1m73 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m73, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 63-76 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m73, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 57-70 kg.
Cao 1m75 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m75, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 65-80 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m75, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 59-72 kg.
Cao 1m78 nặng bao nhiêu là vừa
- Đối với nam giới sở hữu chiều cao 1m78, cân nặng phù hợp của bạn cần nằm trong khoảng 67-83 kg.
- Đối với nữ giới cao 1m78, cân nặng chuẩn với chiều cao này cần nằm trong khoảng 61-75kg.
Như vậy là bạn đã biết cân nặng phù hợp với chiều cao của mình rồi nhé.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của Nam châu á 2021
Chỉ số BMI về số đo chiều cao và cân nặng sẽ được tham chiếu cho đối tượng nam, nữ cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn BMI của nam giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định được giá trị BMI tiêu chuẩn ở nam giới trưởng thành như sau:
- Người thiếu cân: BMI < 20
- Người bình thường: 20 <= BMI < 25
- Người thừa cân: 25 <= BMI < 30
- Người béo phì: BMI > 30

Nam giới bình thường không gầy cũng không béo sẽ có chỉ số BMI từ 20 – 25. Còn lại các chỉ số chiều cao nặng khác sẽ đều có nguy cơ gặp vấn đề về sức khỏe cao hơn so với nam giới bình thường. Trong đó:
- Chỉ số BMI của nam đạt từ 25 – 29,9: Vượt ngưỡng trung bình, cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về dư thừa cân nặng cùng với các cơ quan tim mạch , hệ hô hấp cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
- Chỉ số BMI của nam đạt từ 30 – 39,9: Cơ thể bị béo phì, cần thực hiện chế độ giảm cân nếu như không muốn tăng nguy cơ gây bệnh, thậm chí là ung thư.
- Chỉ số BMI của nam đạt trên 40: Cảnh báo béo phi mức nghiêm trọng. Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng về bệnh xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tiểu đường và có nguy cơ bị tử vong.
Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho các bé
Đối với bé dưới 2 tuổi
Để đo chiều cao và cân nặng Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi, đặc biệt là đối với việc đo chiều cao, phụ huynh cần đo nằm bằng thước đo chuyên dụng. Đầu tiên, bạn cần cho trẻ nằm ngửa, đầu của bé cần phải chạm sát vào một bên cạnh của thước đo. Giữ cho đầu trẻ nằm thẳng và mắt nhìn lên trần nhà.
Lúc này, mẹ cần đồng thời giữ cho 2 đầu gối của trẻ thẳng ra và áp sát vào thước đo. Cuối cùng, đọc và ghi lại kết quả chiều cao của bé. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên đo chiều cao và cân nặng của bé mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn để biết bé có phát triển tốt hay không.
Đối với bé trên 2 tuổi
Lúc này Bảng chiều cao cân nặng chuẩn, vì bé đã bắt đầu đứng được nên bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé bằng thước đo chiều cao cố định gắn vào tường. Trình tự đo và một số chú ý bố mẹ cần biết khi đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi là:
- Cần đảm bảo loại thước đo chiều cao mà bạn sử dụng phải được cố định thẳng đứng, thân thước được dựng vuông góc với sàn nhà và vạch số 0 của thước phải sát với sàn nhà.
- Cho trẻ đứng sát vào vị trí có thước đo được cố định sẵn.
- Khi đo trẻ không được mang giày dép, nên đứng thẳng người và lưng áp sát vào tường.
- Mắt bé cần nhìn thẳng về phía trước, 2 tay áp vào 2 bên đùi.
- Người đo sẽ dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu trẻ sao cho vuông góc với thước đo.
- Đọc và ghi lại kết quả.
Sau khi đó thì cần so sánh kết quả với chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai riêng vì khi các bé trên 2 tuổi, sự phát triển của bé còn phụ thuộc và yếu tố giới tính.
Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi

Việc đo cân nặng tương đối dễ dàng với trẻ nhỏ dù ở trong bất kỳ độ tuổi nào. Mặt khác, cũng có nhiều loại cân mà bạn có thể dùng để đo cân nặng cho trẻ. Với trẻ lớn hơn 5 tuổi, việc đo cân nặng cho bé không có nhiều vấn đề khó khăn. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bảo bé bước lên cân và ngồi yên lặng trong khoảng 1 phút là xong.
Sau khi đo, cần so sánh số đo cân nặng của bé đối với bảng cân nặng chuẩn bé trai hoặc bảng cân nặng chuẩn bé gái để biết tình trạng sức khỏe và phát triển của bé. Tuy nhiên, với các bé sơ sinh và bé nhỏ hơn 5 tuổi, mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Đặt cân ở vị trí rộng rãi và bằng phẳng. Riêng đối với loại cân treo đồng hồ hoặc cân đòn treo thì cần phải treo ở vị trí thật chắc chắn.
- Đảm bảo cân đã được chỉnh vị trí cân bằng hoặc số 0 để kết quả đo được chính xác nhất.
- Thời điểm tốt nhất để cân là vào buổi sáng, lúc bé mới ngủ dậy và chưa ăn gì để có được số đo cân nặng chính xác nhất.
- Khi cân cần nhắc trẻ cởi bỏ mũ, áo khoác, giày dép và một số vật dụng không cần thiết.
- Lúc đọc số đo cần nhìn thẳng vào giữa mặt cân để nhìn rõ kết quả chính xác nhất. Cuối cùng, so sánh cân nặng của bé với bảng cân nặng trẻ sơ sinh.
Các tiêu chí khác đánh giá sự phát triển của trẻ
Ngoài hai yếu tố chính là chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn của WHO thì còn có rất nhiều những tiêu chí khác để đánh giá sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, ở mỗi giai đoạn khác nhau và ở mỗi bé sẽ có sự phát triển đa dạng và có những đặc điểm riêng.
Phát triển về thể chất
- Trẻ có thể điều chỉnh tốc độ đi và chạy nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh.
- Trẻ ngắm mục tiêu và ném trúng đích.
- Trẻ nhận dạng nét chữ, hình vẽ và vẽ theo mẫu.
Phát triển về mặt nhận thức
- Trẻ có khả năng phân biệt các sự vật xung quanh nhờ vào các đặc điểm cơ bản của chúng.
- Làm quen với các khái niệm về số lượng, có thể đếm từ 1 đến 10 và phân biệt thứ tự của chúng.
- Biết tìm hiểu, phán đoán và giải thích về các hiện tượng đơn giản xung quanh.
- Hiểu cơ bản các khái niệm về thời gian: hôm nay, hôm qua, ngày mai,…
- Biết chơi đóng vai và phân biệt tính chất các tình huống giữa thật và tưởng tượng, giữa tình huống thật và tình huống chơi.
Khả năng ngôn ngữ
- Khi nghe kể chuyện, đọc thơ không ngắt lời, biết cách thể hiện cảm xúc trong khi nghe như gật đầu hoặc thể hiện qua nét mặt. Sau một thời gian thì bé có thể nghe đọc và kể lại được câu chuyện.
- Nhận ra một số ký hiệu quen thuộc, có khả năng vẽ và sáng tạo các hình vẽ đơn giản theo cách của riêng mình.
Về quan hệ và tình cảm đối với mọi người xung quanh
- Thực hiện những công việc được giao.
- Hiểu được trách nhiệm cần phải tuân thủ theo các nề nếp, quy tắc tại những nơi nhất định trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm đến những người xung quanh và biết cách biểu đạt cảm xúc.
Chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Gen di truyền Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Ngay từ khi hình thành, bào thai nhận được mã gen từ bố mẹ và bắt đầu phát triển. Do đó, những yếu tố về thể chất như là chiều cao và cân nặng phụ thuộc khá nhiều vào chiều cao và cân nặng của bố mẹ. Theo các nhà khoa học, yếu tố gen di truyền quyết định 23% đến chiều cao của trẻ sau này.
Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang bầu
Trên thực tế, trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan của cơ thể từ ngay trong bụng mẹ. Do đó, trong thời gian mang thai, mẹ cần bồi bổ thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn và các loại thực phẩm chức năng hàng ngày. Đặc biệt, để đảm bảo đúng liều lượng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng uy tín.
Hiện nay, những sản phẩm bổ sung DHA và Omega 3 như là thuốc bổ cho bà bầu Vital Pregna đến từ thương hiệu Doppelherz hiện đang rất được tin tưởng bởi người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Chế độ dinh dưỡng hằng ngày
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng có tác động rất quan trọng đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Từ 0 đến 18 tuổi, bé cần được bổ sung thêm các dưỡng chất đa dạng, đặc biệt là canxi, chất đạm và vitamin để có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện nhất.
Bệnh tật Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Trong giai đoạn phát triển, việc mắc một số chứng bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, bố mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng cho bé để sớm phát hiện các chứng bệnh ở trẻ nếu có nhằm chữa trị kịp thời.
Môi trường xung quanh
Môi trường sống xung quanh là một trong những yếu tố tác động nhiều đến sự phát triển của trẻ. Một môi trường sống tích cực cần phải đảm bảo trong lành, không có ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước hay tiếng ồn.
Tập luyện vận động thân thể
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những đứa trẻ thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thường có chiều cao tốt hơn so với nhiều bạn bè đồng trang lứa. Đặc biệt, những môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, … là những môn thể thao được khuyến khích do có thể giúp trẻ hoạt động phối hợp toàn thân và giúp chiều cao phát triển tốt hơn.
Cách khắc phục giúp trẻ phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng
6.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần phải cân đối giữa các nhóm chất và vitamin để trẻ có thể hấp thu tốt nhất. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
6.2 Cho trẻ sử dụng Kinder Optima
Thực phẩm chức năng và các loại vitamin tổng hợp là một trong những trợ thủ đắc lực của mẹ trong quá trình nuôi bé lớn khôn. Trong đó, Vitamin tổng hợp Doppelherz Kinder Optima là sản phẩm được tin dùng rất nhiều trên thế giới.
Với thành phần chứa 17 vitamin và khoáng chất với axit amin L-Lysine, mẹ có thể yên tâm vì chúng có thể giúp bé tăng cường hấp thu, tăng cường thể trạng, không gây tăng cân ảo. Từ đó đem lại hiệu quả lâu dài giúp bé phát triển tốt hơn.
6.3 Tạo thói quen tập luyện cho trẻ
Tập thể thao là một yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao. Để bé có thể phát triển tốt nhất, mẹ nên khuyến khích bé chơi các môn thể thao phù hợp với từng độ tuổi. Nhờ đó, bé sẽ có phút giây thư giãn và phát triển toàn diện hơn.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Do đó, bé rất cần sự trợ giúp của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện nhất!
Cách tính chỉ số BMI – Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Chỉ số BMI là chỉ số đo chiều cao cân nặng chuẩn của mỗi người, được áp dụng cho cả nam và nữ nhằm giúp cho bạn có thể theo dõi được chỉ số cân nặng của cơ thể có phù hợp chưa, từ đó tìm ra phương pháp điều chỉnh cho phù hợp
Cân nặng và chiều cao của trẻ tăng dần theo thời gian, có thời điểm phát triển mạnh, có lúc chậm lại. Quá trình phát triển của trẻ trải qua một thời gian dài, chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Di truyền: Di truyền từ cha mẹ tác động khoảng 23% đến chiều cao của con trẻ. Tuy nhiên đây không phải yếu tố tiên quyết và nếu trẻ có gen di truyền không tốt thì vẫn có thể cải thiện bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tập trung vận động…
- Dinh dưỡng: 32% chiều cao của trẻ được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bổ sung các dưỡng chất quan trọng thông qua thực phẩm trong ăn uống sẽ giúp cơ thể trẻ đạt đủ điều kiện phát triển. Một số chất dinh dưỡng cũng được khuyến nghị cho trẻ nhằm mục đích tăng trưởng chiều cao và duy trì cân nặng hợp lý.
- Vận động: 20% khả năng phát triển chiều cao nằm ở thói quen vận động của trẻ. Những trẻ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ có chiều cao tốt hơn, đồng thời khả năng cân bằng chiều cao và cân nặng cũng cao hơn.
- Giấc ngủ: Một giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, hiệu suất vận động cũng cao hơn. Ngược lại, trẻ có xu hướng thấp còi nếu thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên.
Công thức tính chỉ số BMI

Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể

Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (mét). Cách nhận biết chỉ số BMI của cơ thể, như sau:
- BMI < 18,5 : Người gầy
- BMI = 18,5 – 24,9: Bình thường
- BMI = 25: Thừa cân
- BMI = 25 – 29.9: Tiền béo phì
- BMI = 30 – 34,9: Béo phì độ I
- BMI = 35 – 39.9: Béo phì độ II
- BMI = 40: Béo phì độ III
Cách tính chỉ số BMI ở trẻ có một chút khác biệt so với người lớn, bởi trẻ có sự phát triển hằng năm. Bởi vậy, chỉ sổ BMI ở trẻ được hiểu là so sánh tương đối với trẻ cùng giới tính và độ tuổi.
Nếu như sau khi tính toán chỉ số BMI mà bạn thấy chiều cao cân nặng của bản thân chưa đạt chuẩn thì các bạn hãy lên kế hoạch tập luyện, ăn uống, vận động để cải thiện vóc dáng cơ thể nhé!
Một số mẹo giúp đo chiều cao và cân nặng của trẻ
- – Trẻ em dưới 3 tuổi có thể được đo ở tư thế nằm ngửa.
- – Chiều cao của trẻ em được đo chính xác nhất vào buổi sáng.
- – Nhớ bỏ giày và mũ của trẻ em trước khi đo
- – Cần chọn cân điện tử có độ chính xác cao để tránh kết quả sai
Nếu như chiều cao của trẻ chưa đạt chuẩn thì các mẹ cần lưu ý áp dụng các phương pháp, bí quyết tăng chiều cao phù hợp cho trẻ để giúp cho trẻ có thể tăng chiều cao hiệu quả và đạt được vóc dáng lý tưởng trong tương lai nhé. Để đạt được chiều cao chuẩn

Làm thế nào để biết chiều cao còn phát triển hay không?
Việc bạn có thể cao thêm hay không phụ thuộc vào độ tuổi của xương. Tuổi xương là một chỉ số của sự phát triển. Nếu tuổi lớn hơn tuổi xương, điều đó cho thấy bạn chậm phát triển; nếu tuổi nhỏ hơn tuổi xương, điều đó cho thấy bạn phát triển sớm, v.v.
Có thể thấy rõ sự tăng trưởng và phát triển hiện tại của trẻ qua bài kiểm tra tuổi xương: nếu sụn biểu mô chưa đóng hoàn toàn thì có hy vọng tăng trưởng; nếu sụn biểu bì đã đóng thì chiều cao sẽ gần như không còn phát triển nữa. Thông thường sau tuổi 20, chiều cao sẽ gần như không còn phát triển nữa
Bí quyết giúp bạn có được chiều cao chuẩn
Chiều cao là yếu tố có thể can thiệp được nếu như cha mẹ chú trọng việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi. Do đó, nếu nhận thấy trẻ kém phát triển hơn so với bạn khác cùng giới tính, độ tuổi thì cha mẹ có thể tác động bằng những cách dưới đây:
– Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mẹ cần bổ sung lượng chất đạm, canxi và các loại sữa giúp trẻ tăng trưởng chiều cao:
Bổ sung lượng chất đạm cần thiết: Đạm giúp phát triển mạnh về thể chất và chiều cao. Đạm có trong một số thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, các loại đậu, cá….Đồ ăn nhiều đạm nên chiếm từ 14-15% khẩu phần ăn trẻ nạp vào cơ thể trong ngày.
Đừng quên bổ sung canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Cung cấp canxi đầy đủ giúp tăng mật độ xương, cho xương chắc khỏe, tránh các bệnh xương khớp sau này. Mỗi ngày cần khoảng 1000 -1200mg canxi để trẻ phát triển.
Bổ sung các loại sữa tăng chiều cao: Sữa tăng chiều cao chứa một hàm lượng lớn canxi, vitamin D và các khoáng chất có lợi cho xương, thúc đẩy chiều cao phát triển. Sữa tăng chiều cao rất đa dạng, đáp ứng được nhu cầu và sở thích của trẻ.
- – Vận động thường xuyên: Vận động, rèn luyện cơ thể có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormon tăng trưởng, thúc đẩy chiều cao ở trẻ. Cần chọn chế độ vận động phù hợp, tránh vận động quá sức sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chấn thương. Nên chọn một số môn thể thao có lợi cho chiều cao như: chạy, bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, nhảy dây…
- – Ngủ sớm mỗi ngày: Ngủ sớm giúp quá trình sản sinh hormon tăng trưởng cơ thể không bị gián đoạn. Nếu thức khuya, quá trình này sẽ bị cản trở và chiều cao tăng trưởng chậm hơn.
- – Tránh xa chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá… và các chất kích thích khác gây hại cho sức khỏe nói chung và cấu trúc xương nói riêng, khiến chiều cao của trẻ tăng trưởng chậm. Do đó, cần tránh xa những chất này để thể chất phát triển toàn diện nhất.
- – Kiểm soát cân nặng: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với chiều cao bởi trẻ béo thì sẽ có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn so với những trẻ không bị thừa cân. Bởi vậy, nên kiểm soát cơ thể một cách nghiêm ngặt để tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
- – Tiếp xúc với ánh nắng: Ánh nắng mặt trởi cung cấp một lượng lớn vitamin D – đây là chất cần thiết để cơ thể hấp thu canxi một cách dễ dàng. Mỗi ngày, trẻ nên dành 10-15 phút vào mỗi sáng sớm trước 8h sáng để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp cơ thể cao lớn hơn.
- – Tránh uống nước ngọt, có gas: Nước ngọt và các đồ uống có gas có thể gây béo phì và gây loãng xương. Các chất có trong nước ngọt có gas ảnh hưởng đến các khoáng chất trong cơ thể, thêm vào đó là chúng chứa nhiều phốt pho (cản trở việc hấp thụ canxi) nên gây ra tình trạng loãng xương và làm chiều cao chậm phát triển.
- – Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ: Đồ ngọt và thức ăn nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, gây ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao. Bên cạnh dó, các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường có tác động xấu đến quá trình sản sinh hormon tăng tưởng, khiến chiều cao phát triển chậm.
- – Không mặc đồ quá chật: Quần áo chật cản trở quá trình lưu thông máu, làm cho trẻ ngủ không sâu giấc, khiến cho quá trình sản sinh ra hormon tăng trưởng của cơ thể bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.
- – Không ăn quá mặn: Việc ăn mặn thúc đẩy cơ thể nạp thêm nước để giải khát. Sau đó là quá trình đào thải muối ra khỏi cơ thể, điều này cũng khiến cho canxi bị đào thải ra ngoài nên ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao của trẻ.
Để có được Bảng chiều cao cân nặng chuẩn, các bạn cần lưu ý áp dụng các phương pháp tăng chiều cao được chia sẻ dưới đây nhé.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Để chiều cao có thể phát triển nhanh chóng và hiệu quả nhất, các bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, collagen type 2, vitamin D… Những dưỡng chất này giúp cho xương phát triển và từ đó thúc đẩy quá trình tăng chiều cao của cơ thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Để có mức cân nặng phù hợp với chiều cao, cha mẹ cần cân bằng dinh dưỡng bằng những cách như:
- Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn.
- Giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể (hạn chế đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga…)
- Ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung thêm vitamin.
Tập luyện thể thao đều đặn

Việc tập luyện đều đặn, thường xuyên góp phần kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng và giúp thúc đẩy chiều cao tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tập luyện đều đặn và tăng dần cường độ tập luyện sao cho phù hợp với thể trạng của bản thân. Lưu ý không tập luyện quá sức để tránh chấn thương nhé
Danh sách các môn thể thao giúp tăng chiều cao
- Chạy bộ
- Bơi lội
- Nhảy dây
- Yoga
- Bóng rổ
- Bóng chuyền
Danh sách bài tập tăng chiều cao nhanh
- Bài tập Jump Squat
- Bài tập rắn hổ mang
- Bài tập đu xà
- Bài tập bơi trên cạn
- Bài tập chạy nước rút
- Bài tập nhảy 1 chân tại chỗ
Để hiểu rõ hơn về các bài tập tăng chiều cao cùng với cách thức tập luyện để đem lại hiệu quả tốt nhất, các bạn có thể tham khảo bài viết: “Bài tập tăng chiều cao tuổi dậy thì trong 1 tháng”
Ngủ sớm mỗi ngày

Một yếu tố quan trọng khác không thể bỏ qua nếu muốn cải thiện chiều cao đó chính là giấc ngủ. Việc thường xuyên thức khuya sẽ làm gián đoạn quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể bởi vì thời điểm ngủ sâu chính là thời điểm cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng nhất, do đó nếu bạn thức khuya thì điều này sẽ làm cản trở quá trình này và khiến cho chiều cao của bạn tăng trưởng chậm hơn
Một số lợi ích khác của giấc ngủ đối với sức khỏe
Kéo dài tuổi thọ | Phục hồi não bộ |
Tái tạo tế bào | Duy trì cân nặng hợp lý |
Cải thiện hệ thống miễn dịch | Giảm nóng giận |
Giảm stress | Tăng hiệu quả làm việc |
Cải thiện làn da | Tăng sáng tạo |
Ngủ bao lâu là đủ để cải thiện chiều cao cân nặng chuẩn

Cải thiện tâm trạng

Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng việc cải thiện tâm trạng của bản thân cũng là một cách hỗ trợ cơ thể tăng chiều cao đấy nhé. Nếu như bạn thường xuyên gặp căng thẳng, stress kéo dài thì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản sính hormone tăng trưởng của cơ thể và điều này cản trở quá trình tăng chiều cao của bạn.
Điều chỉnh tư thế đúng chuẩn
Tư thế đứng, ngồi hay nằm hằng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, đặc biệt là cột sống. Tư thế chuẩn không chỉ giúp trẻ trông cao hơn bình thường mà còn duy trì sự chắc khỏe ở hệ xương. Do đó, trẻ cần được duy trì các tư thế chính xác để tạo điều kiện tăng trưởng thuận lợi.
Kiểm soát cân nặng
Việc kiểm soát cân nặng cơ thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao bởi theo một số nghiên cứu từ các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ béo phì thường có chiều cao khi trưởng thành thấp hơn so với những người có vóc dáng cân đối. Do đó, để có thể đạt được chiều cao, cân nặng chuẩn trong tương lai, hãy chú ý cải thiện vóc dáng cơ thể nhé.
Một số lưu ý giúp bạn kiểm soát cân nặng

Tiếp xúc ánh nắng thường xuyên
Để cải thiện chiều cao hiệu quả, bạn cũng nên chú ý thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi ánh năng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể, một ngày chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10-15 phút là đã cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là dưỡng chất rất cần thiết cho việc hấp thụ canxi được bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày, từ đó giúp cho xương phát triển và tăng chiều cao hiệu quả
Hạn chế ăn quá nhiều đường
Các loại đồ ăn, đồ uống ngọt chứa nhiều đường là các loại thực phẩm có tác động tiêu cực đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể, gây cản trợ sự phát triển chiều cao của bạn. Không chỉ vậy, ăn nhiều đồ ngọt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì cùng với các căn bệnh liên quan khác. Vì vậy, các bạn hãy lưu ý tránh ăn quá nhiều đồ ngọt để sớm có được chiều cao chuẩn trong tương lai nhé
Tránh mặc đồ quá chật khi ngủ
Việc lựa chọn trang phục quá chật, không phù hợp với cơ thể khi đi ngủ cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến chiều cao mà các bạn cần tránh để có thể giúp cơ thể đạt được chiều cao chuẩn nhé. Mặc đồ quá chật khi ngủ sẽ làm cảm trở quá trình lưu thông máu cũng như khiến bạn khó chịu, ngủ chập chờn, không sâu giấc làm cản trở quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước đóng vai trò như chất truyền dẫn, tham gia vào hầu hết quá trình vận chuyển chất trong cơ thể. Nước được xem như chất bôi trơn, giúp khớp hoạt động linh hoạt. Lượng nước bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của xương bởi xương khỏe mạnh chứa khoảng 31% nước (gần 1/3 cấu trúc xương).
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng uống nhiều nước hơn có thể có lợi cho việc giảm cân cũng như duy trì mức cân nặng lý tưởng. Uống nước làm tăng lượng calo đốt cháy, đồng thời tăng tỷ lệ trao đổi chất. Như vậy, nước giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng toàn diện hơn, các chất bổ sung đến cơ quan đích và cũng tăng cường đào thải độc tố.
Đối với trẻ còn trong giai đoạn phát triển, bạn có thể tính nhu cầu nước hằng ngày theo công thức: Số cân nặng (kg) x 0,03 lít nước. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước canh, nước trái cây… Thời điểm uống nước lý tưởng nhất bao gồm: Buổi sáng sau khi thức dậy, trước bữa ăn 30 phút, sau khi ăn 15 phút, trong và sau khi luyện tập, nửa buổi sáng, nửa buổi chiều…
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Khi trẻ rơi vào trạng thái ngủ sâu giấc, tuyến yên sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất trong ngày. Lúc này, cơ thể tiến hành đào thải độc tố, trao đổi chất mạnh mẽ, đặc biệt hơn 90% sự phát triển ở xương diễn ra khi bạn ngủ. Do đó, một giấc ngủ ngon là điều kiện thuận lợi để trẻ ăn uống ngon miệng, nâng cao hiệu suất tập luyện và sẵn sàng phát triển về thể chất.
Sử dụng các sản phẩm bổ sung
Xu hướng sử dụng các thực phẩm bổ sung nhằm mục đích cải thiện chiều cao hay cân nặng đang trở thành một thói quen tốt hằng ngày của nhiều gia đình. Cha mẹ có thể lựa chọn một loại sản phẩm bổ sung dưỡng chất đúng với mục đích, đảm bảo các tiêu chí:
- Thành phần tối ưu, đúng công dụng.
- Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có thể kiểm tra thông tin sản phẩm bằng mã vạch, QR…
- Nhận được nhiều phản hồi tích cực thì người dùng.
- Được chứng nhận an toàn, chất lượng bởi các tổ chức uy tín.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Các dòng sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi các dòng sản phẩm này có tác dụng bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển chiều cao như canxi, collagen type 2, vitamin D… từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy chiều cao phát triển tối ưu và đem đến cho bạn một chiều cao chuẩn trong tương lai.
Nếu bạn đang quan tâm đến dòng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao nào tốt nhất trên thị trường hiện nay thì mình giới thiệu đến bạn dòng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao NuBest Tall. Sản phẩm này rất tốt để cải thiện chiều cao, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về sản phẩm này:”Review: Viên uống NuBest Tall có tốt không?”
Những thói quen cần tránh để giúp trẻ tăng chiều cao
Sử dụng chất kích thích
Trong rượu, bia, thuốc lá… chứa các chất độc hại khi vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực như biến đổi chất, tăng đào thải chất dinh dưỡng… Các loại chất kích thích này sẽ kìm hãm sự tăng trưởng chiều cao, trường hợp nặng có thể kéo theo các tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Trẻ cần tránh xa nếu muốn tăng chiều cao hiệu quả.
Lười vận động
Trong cuộc sống hiện đại, trẻ dễ bị hấp dẫn bởi các trò chơi điện tử, tivi, điện thoại di động… Trẻ trở nên thụ động hơn, chân tay thiếu linh hoạt, xương bị đè nén và không có điều kiện tái tạo hay kéo dài. Một số biểu hiện khác của những trẻ này bao gồm: Hay cáu gắt, lầm lì, ít nói…
Trẻ lười vận động cũng khó hoạt bát trong cuộc sống thường ngày, mất tập trung trong học tập, dễ thừa cân, béo phì. Mẹ cần chú ý áp dụng chế độ tập luyện cho con, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, không để con ngồi một chỗ quá lâu.
Thức khuya
Thói quen thức khuya có hại cho tinh thần và thể chất của trẻ. Trẻ dễ thức khuya bởi nhiều lý do như căng thẳng học tập, thường xuyên sử dụng điện thoại (nhất là trước giờ ngủ), ăn quá no… Thời gian ngủ không đảm bảo sẽ khiến trẻ ăn uống thất thường, không có năng lượng hoạt động, xương không có đủ điều kiện để phát triển.
Thường xuyên ăn vặt
Các món ăn vặt thường được trẻ yêu thích, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn này không được đảm bảo. Thức ăn chế biến sẵn cũng không thể đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ thường xuyên ăn vặt dễ béo phì, rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác của cơ thể…
Sai tư thế
Các tư thế sai có khả năng gây chèn ép xương khớp, cơ, dây thần kinh… kìm hãm khả năng phát triển. Trẻ liên tục thực hiện sai tư thế có thể bị cong vẹo cột sống, xương chậu đau nhức… Lúc này, xương không được nâng đỡ sẽ khó lòng kéo giãn để tăng trưởng chiều cao.
Dinh dưỡng thiếu cân bằng
Cuộc sống càng bận rộn, cha mẹ càng khó có thể chăm sóc dinh dưỡng cho con đầy đủ và khoa học. Sự thiếu cân bằng trong dinh dưỡng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng thấp còi ở trẻ. Ví dụ, nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu collagen type 2 thì cấu trúc xương khó lòng vững chắc. Hoặc trường hợp bổ sung đủ canxi nhưng thiếu vitamin D thì cơ thể cũng khó hấp thụ, thậm chí có thể đào thải.

Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ em giúp cha mẹ kịp thời xác định tình trạng thể chất của con và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Hãy nhanh chóng áp dụng các phương pháp mà chúng tôi vừa chia sẻ, đồng thời tránh xa thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh để trẻ sớm đạt chiều cao tốt, cân nặng lý tưởng nhé.
Tránh ăn quá mặn
Một điều cần lưu ý để có thể tăng chiều cao nữa mà các bạn cần chú ý đó chính là tránh ăn đồ ăn quá mặn bởi khi ăn mặn, cơ thể sẽ cần bổ sung nhiều nước để đào thải muối ra khỏi cơ thể, tuy nhiên, quá trình này cũng khiến cho lượng canxi trong cơ thể bị đào thải ra ngoài theo. Do đó, nếu muốn tăng chiều cao hiệu quả, hãy chú ý hạn chế ăn uống quá mặn nhé các bạn
Tránh uống nước ngọt có gas
Việc làm dụng các loại nước ngọt có gas gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao cũng như gây ra những tác động xấu đối với vóc dáng cơ thể, gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Do đó, các bạn nhớ lưu ý tránh sử dụng nước ngọt có gas để đạt được kết quả tốt nhất nhé
Tác hại của nước ngọt có gas

Trên đây là Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho mọi lứa tuổi cùng với một số bí quyết tăng chiều cao cho trẻ, hy vọng hữu ích với các bạn. Chúc các bạn thành công!